Uốn cong gỗ bằng sóng cao tần hiện đại là công nghệ ép cong gỗ giúp tăng năng suất, tiết kiệm và an toàn cho người vận hành máy. Hãy cùng KINGWOODMAC tìm hiểu về công nghệ ép cong cao tần này nhé.
Uốn cong gỗ bằng sóng cao tần là gì?
Từ những tấm ván gỗ lạng sẽ lăn keo đều trên bề mặt, sau đó được sắp xếp vào khuôn ép, lực ép từ máy thủy lực sẽ ép những ván lạng vào khuôn định sẵn. Sóng cao tần đóng vai trò làm làm chết keo, hoàn toàn từ bên trong với thời gian ngắn nhất.
Ứng dụng của ván uốn cong
Được đánh giá là 1 trong những loại ván có độ bền vật lý cao với khả năng chịu va đập tốt, chịu lực tốt. Các chuyên gia đánh giá là loại gỗ công nghiệp duy nhất không cần phải thêm bất kỳ chất phụ gia nào như gỗ lõi xanh chống ẩm mà vẫn bền với môi trường ẩm ướt.
Vì được cấu tạo từ những tấm gỗ mỏng ép lại với nhau nên rất dễ dàng tạo ra các biên dạng đặc biệt. Một trong những ứng dụng của ván plywood là tạo sản phẩm uốn cong. Điển hình như các dòng sản phẩm nội thất mang lại kiểu dáng mới lạ: kệ gỗ uốn cong, ghế gỗ uốn cong, bàn gỗ uốn cong,…
Quy trình uốn cong ván gỗ plywood
- Bước 1 : Chuẩn bị nguyên liệu làm ván
- Bước 2 : Lăn keo bề mặt veneer
- Bước 3 : Khuôn định hình kiểu dáng ván
- Bước 4 : Sắp xếp veneer vào máy ép
- Bước 5 : Cắt biên sản phẩm vừa ép
Chi tiết từng bước thực hiện ép uốn cong ván
- Bước 1 : Chuẩn bị nguyên liệu làm ván
Để lạng ra tấm veneer thì phải trải qua các công đoạn như sau :
1.Cây gỗ sau khi thu hoạch được đưa vào máy bóc vỏ cây.
2.Đưa vào máy lạng veneer tùy theo kích thước cần sản phẩm cần gia công mà đầu tư máy lạng có kích thước tương tự.
3.Từng tấm veneer phải đưa qua lò sấy, để giảm bớt độ ẩm của venner.
Trường hợp quy mô sản xuất hiện tại không quá lớn, không đủ diện tích cũng như kinh phí thì việc đầu tư 1 chuyền ra veneer thì sẽ rất khó khăn. Giải pháp tối ưu nhất là mua nguồn nguyên liệu từ những đơn vị chuyên cung cấp.
- Bước 2 : Lăn keo bề mặt veneer
Tại công đoạn này cần bố trí máy lăn keo 1 mặt, đưa lần lượt từng tấm veneer vài lăn keo trải đều trên bề mặt làm để kết dính giữa các tấm,độ bền cực cao
- Bước 3 : Khuôn định hình kiểu dáng ván
Để uốn ván theo hình dáng ban cần, đầu tiên phải có khuôn để định hình, khuôn náy có thể làm bằng gỗ,mỗi một hình dáng khác nhau sẽ cần khuôn ép khác nhau.
- Bước 4 : Sắp xếp veneer vào máy ép
Lúc này độ dày ván bao nhiêu thì số lượng ván veneer đưa vào tương ứng, sau khi sắp xếp vào chỉ cần nhấn nút ép sau đó chờ khoản vài phút sẽ thành phẩm.
- Bước 5 : Cắt biên sản phẩm vừa ép
Sau khi ép các cạnh của sản phẩm sẽ không được thẳng, chỗ dài ngắn khác nhau nên cần phải cắt mép lại cho hoàn thiện.
Để hỗ trợ cho việc uốn cong gỗ, KINGWOODMAC giới thiệu đến quý khách hàng dòng máy uốn cong gỗ bằng sóng cao tần
Máy ép ván cong cao tần
Máy ép cong cao tần 2 cổng( 2 máy ép) chuyên dùng ép cong các loại ván ép. Máy được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi độ bền cao – hoạt động rất ổn định, sản phẩmsau khi gia công rất đẹp….
Kích thước bàn ép có thể làm theo đơn đặt hàng của quý khách, linh hoạt đa dạng kích thước ép.
Ưu điểm máy ép cong cao tần
– Tiết kiệm phần lớn thời gian ép so với phương pháp thường
– Lượng điện tiêu thụ ít – công suất ép cao
– Hai bàn ép liên tục cho năng suất cao
– Với lực ép mạnh, sau khi ép hình dạng phôi sẽ kiên định và không thay đổi
Thông số kỹ thuật máy ép cong ván gỗ cao tần
1. MÁY ÉP THỦY LỰC | |
Lực ép | : 120 tấn |
Công suất máy | : 5.5 kw |
Khoảng hở ở giữa | : 1200 mm |
Kích thước tấm ép | : 1200 x 1200 mm |
Kích thước máy | : 1500 x 1200 x 3000 mm |
Trọng lượng | : 1600 kg |
2. TỦ PHÁT CAO TẦN | |
Điện áp | : 3 phase / 380V |
Công suất | : 35 kw |
Kích thước máy | : 1400 x 1000 x 1700 mm |
Trọng lượng | : 400 kg |
>> Xem thêm : Máy ép cong gỗ cao tần
HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI XƯỞNG KHÁCH HÀNG
Sự khác nhau giữa ép cong ván và gỗ tự nhiên
Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ. Được khai thác trực tiếp từ gỗ rừng trồng qua công đoạn phơi, tẩm sấy nghiêm ngặt nên tính liên kết có trong gỗ tự nhiên cực kỳ chắc chắn..
Do tính chất gỗ tự nhiên khá phức tạp để uốn được cả thanh gỗ dày thì cần phải có phương pháp phù hợp.
Ưu điểm của phương pháp ép cong gỗ tự nhiên
Bảo vệ môi trường, không có chất hóa học, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả cao, , tính linh hoạt tốt .
Hình dạng không chỉ trong đường cong hai chiều, như L, O, U, S, mà còn là đường cong không gian đa chiều, có thể cung cấp hỗ trợ thủ công cho sản phẩm cá nhân hóa cao cấp.
Không có đầu nối, không có đường nối, độ bền cao.
Các bước uốn cong gỗ tự nhiên
Bước 1 : Làm mềm gỗ trước khi uốn
Bước 2 : Nén gỗ
Bước 3 : Đưa vào máy ép gỗ cao tần
Chi tiết các bước thực hiện uốn gỗ tự nhiên
1.Thùng làm mềm gỗ trước khi uốn
Áp suất: thiết kế áp suất 0.35Mpa, theo bình áp lực quốc tế được chế tạo, áp suất bình thường. Áp suất và nhiệt cao làm vô hiệu hóa lignin (một polyme hữu cơ phức hợp liên kết các sợi xenlulo và tạo độ cứng cho thành tế bào thực vật) giúp cho việc uốn cong dễ dàng.
2. Máy nén gỗ
Nén gỗ dãn đến mức tối đa, dễ dàng uốn hơn đặc biệt là gia công các sản phẩm đa chiều. Rất hiệu quả mang lại lợi ích tối đa cho sản xuất.
Nó phù hợp để nén gỗ sồi cứng, gỗ thích cứng, anh đào, sồi, cây du, óc chó, doussier, pau marfin, v.v.
3. Máy ép cong cao tần
>>> Xem chi tiết : Dây chuyền ép cong gỗ tự nhiên
Tư vấn đầu tư quy trinh uốn gỗ hiện đại
Phía trên là 2 quy trình uốn cong gỗ tự nhiên vả ván công nghiệp để bạn tham khảo, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết sát với nhu cầu hiện tại của bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để hỗ trợ nhanh nhất.
Đơn vị cung cấp máy chế biến gỗ uy tín – chất lượng tại TP.HCM
Mọi thắc mắc về công nghệ ép cong gỗ cao tần hãy liên hệ trực tiếp theo thông tin sau, KINGWOODMAC sẽ tư vấn chi tiết – báo giá nhanh nhất.
- Địa chỉ nhà máy: 401 Tô Ngọc Vân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM.
- Hotline:0708990113