Ván gỗ công nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong mọi không gian. Ban đầu, gỗ tự nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu để khai thác tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thì gỗ công nghiệp ngày càng được sử dụng nhiều hơn nhằm đáp ứng điều kiện của đại đa số người dùng và hạn chế tình trạng khai thác rừng bừa bãi.
Các loại ván phổ biến trong ngành nội thất gỗ công nghiệp
Để có cái nhìn tổng quan về các vật liệu hiện đại này, hãy cùng KINGWOODMAC khám phá các loại gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến ngày nay.
Gỗ MDF – vật liệu phổ biến cho nội thất hiện đại
Gỗ MDF với tên gọi đầy đủ là Medium Density Fiberboard – là chất liệu rất quen thuộc với ngành nội thất gỗ công nghiệp. MDF đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho việc chế tạo vật dụng nội thất. Từ bàn ghế, tủ quần áo cho đến các loại kệ và giá đỡ, MDF mang đến sự đa dạng và phong cách cho không gian sống của chúng ta.
MDF được sử dụng rộng rãi vì quá trình sản xuất không quá phức tạp, tận dụng tốt nguồn tài nguyên gỗ tái chế và ngăn chặn sự khai thác rừng bừa bãi.
Phân loại ván gỗ MDF
Gỗ MDF được chia thành 3 loại cơ bản là MDF thường, MDF chống ẩm có lõi xanh và MDF có lõi chống cháy. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm nội thất tại thị trường Việt Nam thường sử dụng MDF cốt thường và MDF chống ẩm.
Ưu và nhược điểm của gỗ MDF
Mỗi dòng sản phẩm đều sẽ có những ưu và nhược điểm, cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé
Ưu điểm gỗ MDF
- Sẽ không bị mối mọt như gỗ tự nhiên.
- Không bị cong vênh, co ngót.
- Giá thành của ván MDF thấp hơn ván dán hay gỗ tự nhiên.
- Kích thước đa dạng, bề rộng sản phẩm rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm của ván MDF
- Ván gỗ công nghiệp MDF thường có khả năng chịu nước khá kém.
- Độ cứng của MDF thấp nên khá dễ bị mẻ cạnh.
- Nếu không tìm hiểu rõ nguồn gốc mà sử dụng các loại MDF chấy lượng thấp sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất hay người sử dụng do trong ván có thành phần Formaldehyde.
Các câu hỏi thường gặp về ván gỗ MDF
Ván MDF được sản xuất từ các sợi gỗ (bột gỗ) kết hợp cùng chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).
Thành phần của ván MDF bao gồm khoảng 75% gỗ, 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Đối với những môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine, nhựa Phenolic và Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.
Ván MDF thường được sản xuất với các loại quy chuẩn sau:
- Ván MDF khổ thường 1220 mm x 2440 mm và 1830 mm x 2440 mm.
- Ván MDF khổ lớn 1220 mm x 2745 mm
- Ván gỗ MDF vượt khổ 1220 mm x 3005 mm
Phủ melamine trên ván MDF
Ván MDF phủ melamine là loại vật liệu phổ biến với tính ứng dụng đa dạng, khả năng chịu lực tác động cao. Với sự phát triển của các thiết kế melamin tạo ra các vân gỗ t đẹp và tương đồng với vân gỗ tự nhiên.
Phủ laminate trên ván MDF
Laminate là loại vật liệu có độ dày của giấy giúp làm tăng cảm quan cũng như cảm xúc thật hơn khi sờ vào bề mặt của sản phẩm. Khả năng chống xước cao hơn melamine.
Phủ veneer trên ván MDF
Veneer sở hữu các đặc tính của tấm gỗ lạng, đây là giải pháp hoàn hảo cho những sản phẩm có yêu cầu cao. Ván MDF phủ veneer có giá thành cao và thi công rất phức tạp.
Gỗ MDF phủ Acrylic
MDF phủ Acrylic được lựa chọn trong sản xuất cánh tủ, tủ bếp, tạo ra không gian nội thất sang trọng. Tuy nhiên các sản phẩm có độ bóng cao, nên hay bị trầy xước trong quá trình sản xuất và giá thành cao.
Ván gỗ công nghiệp MFC giá thành tốt
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ những dăm gỗ mỏng có xuất xứ chủ yếu từ phôi gỗ thừa nên giá thành rẻ và được sử dụng đại trà trong sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp: nội thất gia đình, văn phòng…
Ván gỗ MFC là gì?
Ván gỗ MFC có tên đầy đủ là Melamine Face Chipboard là một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện nay. Gỗ MFC có cốt gỗ được làm từ ván gỗ ép hoặc ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) được phủ lớp Melamine.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện 2 loại ván MFC phổ biến chính:
- Ván MFC thường
- Ván MFC chống ẩm
So sánh ván gỗ MFC và MDF
Tiêu chí | Gỗ MFC | Gỗ MDF |
Tên gọi | Ván gỗ dăm | Ván gỗ được ép có tỷ trọng trung bình |
Melamine Face Chipboard | Medium Density Fiberboard | |
Nguyên liệu | Dăm gỗ | Gỗ sợi |
Bề mặt có thể phủ | Melamine | Melamine |
Latimate | ||
Veneer | ||
Acrylic | ||
Sơn bệt | ||
Độ dày | Độ dày tiêu chuẩn 18 mm, 25 mm | Độ dày tiêu chuẩn 9 mm, 12mm, 15 mm |
Nhược điểm | Hay bị mẻ cạnh | Không bị mẻ cạnh |
Phân loại | 2 loại: Gỗ MFC thường và MFC chống ẩm | 2 loại: Gỗ MDF thường và gỗ MDF lõi xanh chống ẩm |
Khả năng chống ẩm | Khả năng chịu nước kém với loại MDF, MFC thông thường. MFC, MDF lõi xanh thì chống ẩm tốt hơn. | |
Tuổi thọ | Như nhau | |
Giá thành | Rẻ hơn gỗ MDF | Bình thường |
Ván gỗ công nghiệp HDF – giải pháp vật liệu cho nội thất ngoài trời và trong nhà
Cùng quy trình sản xuất tương tự như MDF nhưng gỗ HDF sở hữu những tính năng vượt trội hơn và thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất yêu cầu cao với những ưu điểm nổi bật như:
- HDF cách âm và cách nhiệt cao.
- Khả năng chống ẩm tốt, phù hợp cho các sản phẩm tủ bếp, phòng tắm…
- Sản phẩm không bị cong vênh.
- Khả năng chống mối mọt cao.
Với những ưu điểm trên, HDF được ưa chuộng và yêu thích, tuy nhiên bạn đã biết gì về HDF?
Gỗ HDF là gi?
Gỗ công nghiệp HDF tên đầy đủ là High Density Fiberboard – loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất hiện đại. .Gỗ HDF cấu tạo từ 80 – 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên.
Ứng dụng gỗ HDF trong nội thất
- Gỗ HDF được sử dụng nhiều trong đồ nội thất trong nhà và ngoài trời như vách ngăn phòng, cửa ra vào, kệ, bàn, tủ quần áo, kệ bếp….
- Với công nghệ chống ẩm cao và khả năng chống mối mọt tốt, gỗ HDF còn được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu sản xuất sàn nhà (ván lát sàn gỗ công nghiệp).
- HDF còn được sử dụng để sản xuất cửa.
Phân loại gỗ HDF
Ván HDF được chia thành 3 loại phổ biến, mỗi loại có những đặc điểm riêng, đa dạng được mục đích sử dụng.
Ván gỗ HDF lõi trắng tự nhiên
Dòng gỗ công nghiệp HDF lõi trắng này là giữ màu sắc tự nhiên của dòng gỗ thịt, không trải qua bất kỳ công đoạn tẩy nhuộm nào nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chuẩn cơ bản của dòng gỗ công nghiệp HDF cao cấp.
Ván gỗ HDF lõi xanh chống ẩm
Đây là dòng sản phẩm có khả năng chịu nước, chống ẩm cao. Màu xanh của cốt gỗ được lấy từ màu công nghiệp organic tự nhiên, thân thiện và không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như môi trường. Và màu xanh này sẽ nhạt dần theo thời gian.
Ván gỗ HDF lõi đen
Ván gỗ công nghiệp HDF lõi đen hay còn gọi là Black HDF siêu chống ẩm. Phần lỗi của ván có màu đen với lực ép lớn giúp tăngkhả năng chịu nước và chịu ngoại lực tác động .
Ván Gỗ Plywood
Plywood hay còn gọi là ván gỗ ép, gỗ dán… Đây là sản phẩm được ép từ nhiều tấm gỗ tự nhiên được lạng mỏng (ván lạng – veneer), có cùng một kích thước và xếp chồng lên nhau. Các tấm sẽ được kết dính với nhau bằng một loại keo đặc biệt chuyên dụng.
Plywood có độ bền cao bởi cấu tạo xếp lớp, Plywood có khả năng thực hiện những hình dạng linh hoạt cho đồ nội thất mà các loại vật liệu gỗ công nghiệp khác không thể.
Ván ép plywood được ứng dụng rất phổ biến trong thiết kế và sản xuất đồ dùng nội thất như: bàn ghế, tủ gỗ, sàn nhà, giường,…
Ưu nhược điểm của gỗ plywood
Plywood được xem là loại vật liệu đáng tin cậy nhờ các đặc điểm ưu việt như sau:
Ưu điểm
- Bền bỉ theo năm tháng
- Không bị cong vênh và tác động lực
- Plywood bám vít cực tốt khi thi công.
- Bề mặt ván Plywood đã có độ nhẵn, mịn sẵn nên tốc độ chà nhám hay phủ sơn khá nhanh.
- An toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
- Ván gỗ plywood sẽ không bị trương nở khi gặp nước hơn so với các loại ván ép từ vụn gỗ như MFC, MDF…
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn nhiều các loại ván gỗ công nghiệp khác
- Màu sắc không đa dạng
Gỗ công nghiệp – chân ái của nội thất gỗ hiện nay
Trước đây, gỗ tự nhiên được ưa chuộng rất nhiều bởi tính tiện dụng, bền bỉ và từ thiên nhiên. Nhưng ngày nay, xu hướng chuyển sang sử dụng gỗ công nghiệp ngày càng cao do 5 lý do sau:
Hạn chế bị cong vênh, rạn nứt
Khác với gỗ tự nhiên giãn, nở khi có sự thay đổi về mặt nhiệt độ, gỗ công nghiệp hạn chế tối đa sự cong vênh, rạn nứt.
Đa dạng
Gỗ công nghiệp có ti tỉ cách để hoàn thiện bề mặt. Các loại gỗ thường chống trầy, xước, thân thiện với môi trường.
Có tấm lớn
Gỗ công nghiệp có các tấm lớn hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Chính vì thế nếu bạn muốn một thiết kế hiện đại, ít khớp nối, trơn, phẳng láng vì nhất định phải sử dụng gỗ công nghiệp.
Giá thành tốt
Giá thành của gỗ công nghiệp rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
Hạn chế được sâu bọ
Bản chất của gỗ tự nhiên khi đã được bao phủ bởi một lớp sơn bảo vệ, thì khi gặp hiện tượng số 1 trên kia, bề mặt có các kẽ hở và xuất hiện mối, mọt rất nhiều. Và đây là điều gỗ công nghiệp hoàn toàn “trị” được.
Phía trên, là tất cả thông tin về các loại ván gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay, nếu quý khách có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin hãy liên hệ KINGWOODMAC để được hỗ trợ.